LÀM GÌ ĐỂ TRÁNH BỊ TRẦM CẢM KHI MANG THAI?

     Trầm cảm trong khi mang thai là một dạng rối loạn tâm lý khiến mẹ bầu chán nản, ủ sầu, buồn bả,... Thông thường, mẹ bầu nào cũng có lúc cảm thấy như vậy diễn ra trong vài ngày rồi hết. Nhưng trẩm cảm khi mang thai thì các triệu chứng sẽ diễn ra triền miên, kéo dài. Căn bệnh này sẽ làm thay đổi suy nghĩ và hành vi làm ảnh hướng lớn đến cuộc sống bình thường của bạn.

    Các nguyên nhân dẫn đến trầm cảm khi mang thai thường là:

    - Những thay đổi xấu đi của cơ thể

    - Tiền sử có bệnh trầm cảm

    - Mang thai ngoài ý muốn

    - Đã từng sảy thai hoặc sinh khó dẫn đến sợ hãi

    - Không có sự quan tâm, chia sẻ từ chồng và gia đình

    - Áp lực về kinh tế, công việc hoặc là từ giới tính thai nhi

    Bí quyết để tránh xa trầm càm khi mang thai

Hãy luôn yêu thương bản thân

    Các mẹ bầu nên biết rằng tất cả trẻ đều xứng đáng có một người mẹ khỏe mạnh. Và tất cả mẹ bầu đều xứng đáng có một thai kỳ khỏe mạnh và được tự do thực hiện điều mình thích. Vì vậy cần chuẩn bị một tâm lý thật thoải mái để trải qua giai đoạn này. 

    Hãy yêu thương bản thân mình hơn. Hãy thư giãn bằng cách đọc sách, nghe những bản nhạc hay xem những bộ phim yêu thích. Chăm sóc tinh thần nhiều hơn và có thể tâm sự về những nỗi sợ hãi của mình với gia đình để được chia sẻ.

    Duy trì chế độ thể dục phù hợp giúp thể trạng và tinh thần tốt lên.

   Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc cũng giúp tâm trạng tốt hơn và tinh thần tươi mới hơn. Duy trì lối sống khoa học và ăn uống đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.

    Bên cạnh đó, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất. Mỗi loại sẽ có công dụng, lợi ích khác nhau cho cả 2 mẹ con. Quan trọng nhất là cung cấp đủ DHA - một acid béo không no omega-3 giúp giảm nguy cơ trầm cảm khi mang thai và sau khi sinh. Hơn nữa, DHA còn là dưỡng chất vàng vô cùng quan trọng đối với sự phát triển và chức năng của não, thần kinh và mắt của em bé, ngăn ngừa sinh non, nguy cơ mắc chứng tiền sản giật trong thai kỳ.

    DHA có nhiều trong sữa, các loại cá béo như cá basa, cá ngừ, cá hồi, cá mòi, lòng đỏ trứng, tôm… Tuy nhiên do DHA nằm trong nhóm các acid béo omega-3 cùng với EPA và ALA, nên cơ thể các mẹ bầu không tự tổng hợp được, mà phải bổ sung thông qua các loại thực phẩm hoặc viên uống bổ sung DHA trong các loại vitamin tổng hợp hoặc dành riêng cho phụ nữ mang thai.

Các chuyên gia khuyên dùng DHA trong lúc ăn hơn là khi bụng đang đói. Hơn nữa, khi dùng chung với bữa ăn, a-xít béo omega-3 được hấp thụ tốt hơn, vì chất béo kích thích các enzyme lipase hoạt động, từ đó omega-3 bị phân hủy, hấp thụ vào ruột non.

    Điểm mấu chốt của việc uống DHA không nằm ở thời điểm mà ở cách mẹ chọn bữa và thực hiện đều đặn, đúng nguyên tắc. Chỉ cần chọn ra một thời điểm nhất quán để áp dụng cho cả 7 ngày trong tuần, đảm bảo bữa ăn trong thời điểm đã chọn phải cung cấp đủ chất béo cần thiết để có thể hấp thu nhiều DHA nhất. Ví dụ khi đã chọn buổi tối là lúc uống DHA thì các ngày hôm sau cũng y hệt như vậy, tạo ra thói quen cho bản thân và tránh quên.

    Đặc biệt, người chồng cũng cần có sự tinh tế, biết trước những khó khăn khi thay đổi thể trạng - tâm lý của vợ khi mang thai để tránh những “cú sốc” không mong muốn. Người chồng hãy cải thiện điều này bằng cách trước tiên là giao tiếp bằng lời nói, trò chuyện, chia sẻ nhiều hơn. Chủ động làm công việc nhà, cùng vợ đi dạo…

    Tương tự, khi mang thai mẹ cũng hãy nói những điều muốn làm, không muốn làm cho chồng biết. Ngoài ra, các mẹ cũng đừng quên nói lời “cảm ơn” với chồng - những người không quen với việc nhà, chăm sóc trẻ em - bởi chắc hẳn họ đã cố gắng hết sức để thử thách những công việc này!

Nguồn: suckhoedoisong

Post a Comment

أحدث أقدم