Thai nhi tăng cân quá nhanh sẽ làm tăng nguy cơ sinh mổ, tiềm ẩn nhiều bệnh lý và gây biến chứng cho mẹ và bé trong qua trình sinh. Vậy khi phát hiện thai nhi quá cân, mẹ bầu nên chú ý những gì?
Thai nhi quá cân có nguy hiểm?
1. Thai nhi nặng bao nhiêu thì gọi là quá cân
Cân nặng của thai nhi theo từng tháng:
- Từ tháng thứ 1-3 thai kỳ: Thông thường nặng khoảng 14g.
- Từ tháng thứ 4-7 thai kỳ: thai nhi nặng 50-1200g.
- Từ tháng thứ 8 đến cuối thai kỳ: 1200-3400g.
Trẻ được sinh ra từ 4 kg trở lên là trẻ lớn cân. Cân nặng của thai nhi phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Yếu tố di truyền và độ tuổi mang thai thường quyết định 1/3 cân nặng thai nhi. Thông thường, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thường sinh con nặng cân hơn phụ nữ dưới 18 hoặc trên 40 tuổi.
- Lần mang thai thứ mấy và khoảng cách 2 lần sinh: con đầu lòng thường nhẹ cân hơn những bé sau. Khoảng cách 2 lần sinh quá ngắn, cơ thể người mẹ chưa thể phục hồi sinh bé sẽ nhẹ cân.
- Sức khỏe và thể trạng của người mẹ: thể trạng người mẹ thấp, sức khỏe kém, cơ thể khó hấp thu sẽ ảnh hưởng làm thai nhi nhẹ cân. Người mẹ mắc bệnh béo phì, đái tháo đường thường sinh bé quá cân.
- Giới tính: thường cân nặng của bé trai sẽ lớn hơn bé gái.
2. Những nguy cơ gặp phải khi thai quá cân
Trong quá trình mang thai, nếu thai nhi phát triển quá to, cổ tử cung lớn, gây chèn ép cơ hoành và làm người mẹ cảm thấy mệt mỏi. Bên cạnh đó, tử cung to cũng chèn ép vào tĩnh mạch vùng chậu, gây phù chân. Bên cạnh đó, ảnh hưởng dễ thấy nhất là khi trẻ càng to thì quá trình chuyển dạ, sinh đẻ bằng con đường tự nhiên càng khó khăn. Nếu thai quá to thì khi sinh bình thường, trẻ chỉ lọt được đầu rồi kẹt ở phần vai, có nhiều trường hợp, bác sĩ phải cắt mở rộng tầng sinh môn để giúp trẻ ra ngoài. Việc kéo dài thời gian sinh và bị chảy máu do tổn thương tầng sinh môn khiến người mẹ dễ có nguy cơ gặp các tai biến sản khoa khi sinh.
Còn đối với thai nhi, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, nhiều năm gần đây, trẻ sinh ra quá to và mắc các bệnh lý phát sinh từ cân nặng “vượt ngưỡng” phải điều trị tại viện ngày càng gia tăng. Điều lo lắng nhất với những ca sơ sinh nặng cân là trẻ dễ bị hạ đường huyết, hạ canxi huyết, kéo theo một loạt biến chứng nguy hiểm như hạ thân nhiệt, suy hô hấp, suy tuần hoàn. Điều này làm trẻ sơ sinh có thể xuất hiện phản ứng chậm chạp, tiếng khóc nhỏ, yếu, trường hợp nặng có thể ngưng thở từng cơn. Vì vậy, các bác sĩ cho rằng, thay vì vui mừng, các bà mẹ nên cẩn thận khi thấy con mình chào đời hoặc tiên lượng ra đời nặng hơn 4kg bởi lẽ có đến 90% trường hợp trẻ lúc sinh ra nặng hơn 4kg là có vấn đề về sức khỏe, mặc dù rất nhiều trường hợp không phát hiện được ngay tức thì.
3. Các lưu ý khi mẹ bầu có thai quá cân
Thai nhi phát triển quá nhanh có thể tiềm ẩn nguy cơ sảy thai, sinh non. Vì vậy các mẹ bầu khi gặp phải trường hợp này nên chú ý:
Điều chỉnh chế độ ăn uống
- Hạn chế ăn nhiều đường và tinh bột nên lựa chọn những thực phẩm có hàm lượng calo thấp như: Bánh mì, bánh quy giòn, ngủ cốc nguyên hạt,...
- Trái cây tươi và rau củ cũng là món ăn nhẹ nhiều vitamin, ít béo
- Bổ sung nhiều canxi
- Tránh những thức uống kích thích hay những loại nước quá ngọt
- Ăn mặn đều độ: Muối khiến cơ thể giữ nhiều nước, có thể gây tăng huyết áp
Duy trì cung cấp canxi cho cả mẹ và thai nhi
- Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ: Chia nhỏ bữa ăn trong ngày giúp hệ tiêu hóa làm việc tối đa và hấp thụ mọi chất dinh dưỡng, ngăn ngừa được việc hấp thụ các chất dư thừa. Do đó thai nhi cũng không bị tăng cân quá nhiều.
Tập thể dục thường xuyên: Duy trì tập thể dục trong thời gian mang thai không những giúp cải thiện tâm trạng mà còn đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, calo và lượng mỡ được chuyển thành năng lượng nhanh và hoàn hảo hơn. Nhờ vậy mẹ cũng không bị tăng cân nhanh và con yêu trong bụng cũng phát triển đều đều.
Thường xuyên tập thể dục đúng cách
Chú ý chế độ ăn uống và thể dục thể thao sẽ cho mẹ bầu thai kỳ ổn định. Vì vậy, khi gặp phải trường hợp thai nhi quá cân các mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé!
إرسال تعليق