Để trẻ có thể phát triển toàn diện ngoài sữa mẹ và sữa dinh dưỡng, bạn cần chú ý đến việc bổ sung thêm thức ăn cho con. Thông thường các mẹ được bác sĩ khuyên nên cho con ăn khi trẻ 5-6 tháng tuổi và bột ăn dặm là thức ăn trẻ ưa chuộng nhất bởi công thức gần giống với sữa và có kết hợp thêm nhiều dưỡng chất từ thịt, cá,... và vitamin từ rau củ.
1. Giai đoạn 5-6-7 tháng tuổi
Tùy vào sự phát triển cơ thể của từng trẻ mà bạn có thể cho trẻ ăn bột vào thời điểm thích hợp nhất. Trong giai đoạn này bạn nên cho trẻ ăn bột ăn dặm 2 cử/ngày xen kẽ với giờ uống sữa. Bột nên được pha loãng hơn để trẻ dễ ăn và tiêu hóa. Nếu cứ ăn một loại bột nhiều ngày thì trẻ sẽ bị ngán, biếng ăn vậy nên các mẹ nên cho ăn xen kẽ ít nhất 2 loại bột để trẻ ăn ngon miệng hơn.
2. Giai đoạn 8-9-10 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, ngoài bột ăn dặm hay bột ngũ cốc, bạn đã có thể tự tay chế biến món ăn tươi ngon đầy dinh dưỡng cho trẻ như súp, cháo thịt bằm (bò, heo, gà,...), rau củ (bí đỏ, bí xanh, cà rốt,...) tán nhuyễn. Trái cây mềm cũng là một lựa chọn tốt cho trẻ.
Lưu ý:
- Chỉ cho một lượng rất ít gia vị khi chế biến món ăn cho bé.
- Khi cho trẻ trái cây ăn, bạn nên xoay bằng máy hoặc dùng muỗng nạo thành từng mảng mỏng, nhỏ.
3. Giai đoạn 1 tuổi chập chững
Đây là giai đoạn trẻ cần dinh dưỡng và vitamin D nhiều nhất để tập đi, vì vậy các bạn cũng nên chú ý. Vitamin D có nhiều trong cá, dầu cá, đậu, nấm,...Tuy nhiên chỉ nên cung cấp vừa đủ để dễ hấp thu tránh những yếu tố dư thừa tiêu cực. Song song với việc đi bổ sung vitamin là tắm nắng cho trẻ hoặc đưa trẻ đến những nơi không khí trong lành vào buổi sáng, giúp trẻ phát triển thể chất lẫn tinh thần. Ở độ tuổi này trẻ đã có thể ăn được các loại thức ăn bổ sung như: yến sào, ván sữa, sữa chua hoặc các loại bánh từ sữa,...
Hy vọng bài biết có thể giúp ích cho bạn đọc. Xin cảm ơn!
إرسال تعليق